Truyện Cổ Tích

Ngày 28.12, Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho bet

【bet】Cứu sống sản phụ bị biến chứng tiền sản giật, suy hô hấp nặng

Ngày 28.12,ứusốngsảnphụbịbiếnchứngtiềnsảngiậtsuyhôhấpnặbet Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết đã cấp cứu và điều trị thành công sản phụ D.T.N.P (38 tuổi) mang thai ở tuần 29 và bị Hội chứng HELLP - một biến chứng nặng của bệnh lý tiền sản giật nặng với các dấu hiệu suy thận cấp kèm tràn dịch đa màng.

Trước đó, ngày 29.11, sản phụ P. nhập viện BV Từ Dũ với chẩn đoán con lần 4, thai 29 tuần, tiền sản giật nặng, kèm hội chứng HELLP (tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu), suy thận cấp kèm tràn dịch đa màng. Sản phụ được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu cùng ngày. Bé trai sinh non chỉ 650 gram, được chuyển khoa Sơ sinh chăm sóc đặc biệt.

Cứu sống sản phụ bị biến chứng tiền sản giật, suy hô hấp nặng- Ảnh 1.

Sản phụ đã được các bác sĩ cứu sống thành công

BVCC

Sau mổ, tình trạng suy thận cấp của sản phụ tiến triển nặng kèm tổn thương phổi lan tỏa 2 bên và suy hô hấp. Ngày 1.12, sản phụ được hội chẩn liên bệnh viện với các chuyên gia tim mạch, sản khoa và chuyển viện nhanh chóng sang BV Nhân dân Gia Định nhằm can thiệp hồi sức tim mạch chuyên sâu.

Theo thạc sĩ - bác sĩ Giang Minh Nhật, Trưởng đơn vị Hồi sức tích cực tim mạch, BV Nhân dân Gia Định, khi được chuyển đến BV này, tình trạng suy hô hấp của sản phụ diễn tiến nguy hiểm đến tính mạng (hội chứng nguy kịch hô hấp cấp), không đáp ứng thở máy xâm lấn, tổn thương phổi trên X-quang ngực chiếm hơn 80% thể tích phổi.

Sản phụ được can thiệp VV-ECMO (ô xy hóa máu màng ngoài cơ thể) cấp cứu vì suy hô hấp giảm ô xy máu kháng trị.

Sau can thiệp VV-ECMO và lọc máu liên tục 14 ngày, tình trạng suy hô hấp và tổn thương thận cấp của sản phụ P. hồi phục ngoạn mục; tổn thương gan, giảm tiểu cầu và tán huyết đều ổn định.

Sau 28 ngày đêm được các bác sĩ tích cực điều trị, sản phụ đã xuất viện với tình trạng sức khỏe ổn định.

Theo bác sĩ, Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS) chiếm khoảng 8% bệnh nhân có hội chứng HELLP nặng, với nguy cơ tử vong xấp xỉ 50%. Can thiệp ECMO ở sản phụ có hội chứng HELLP thường có nguy cơ chảy máu trong quá trình thủ thuật và theo dõi chặt do số lượng tiểu cầu trong máu giảm nặng, đòi hỏi cần có chiến lược điều trị kháng đông hợp lý.

TS-BS Bùi Chí Thương, Trưởng khối sản, BV Nhân dân Gia Định, cho biết thêm: Hội chứng HELLP là một biến chứng hiếm, chiếm từ 0,1% - 1% các trường hợp mang thai, nhưng rất nguy hiểm trong thai kỳ, bao gồm tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu. Hội chứng HELLP thường đi kèm ở sản phụ có tăng huyết áp trong quá trình mang thai.

Hội chứng HELLP thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhưng có thể xảy ra sớm hơn, hoặc sau khi sinh. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm: phụ nữ trên 35 tuổi; bị béo phì; có tiền sử mắc các bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận; bị huyết áp cao trong thai kỳ; tiền sử mắc tiền sản giật trước khi sinh…

Tỷ lệ tử vong do hội chứng HELLP giảm trong những năm gần đây nhờ nhiều tiến bộ của các kỹ thuật hiện đại cùng sự phối hợp giữa chuyên ngành sản khoa và hồi sức.

Hội chứng HELLP có các triệu chứng thường gặp: phù chân, tăng huyết áp, thai trên 20 tuần. Ngoài ra, còn có các triệu chứng đi kèm như đau thượng vị, đau đầu, mờ mắt, dễ bị kích thích, tăng phản xạ, buồn nôn, nôn, vàng da, xuất huyết dưới da.

Đặc biệt, Hội chứng HELLP xảy ra ở khoảng 4 - 12% bệnh nhân tiền sản giật, khoảng 30% trường hợp xuất hiện trong những tuần đầu sau sinh. Do đó, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nội khoa như bệnh lý tiêu hóa gan mật, bệnh lý thận, bệnh lý tim mạch…

Phân biệt các bệnh lý này cần phối hợp lâm sàng và cận lâm sàng. Vì thế, TS-BS Thương khuyến cáo, sản phụ khi gặp các triệu chứng này, cần đến bác sĩ chuyên khoa sản để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap